Hơn 1 km đường làm 9 năm chưa xong
Trao đổi với Thanh Niên, bà Châu Thị Mỹ Hoa vẫn không tin rằng có thể nhận lại tài sản mà bà tích cóp để dành cho con gái đi du học, trong đó ngoài sự vi diệu là tình người từ những lãnh đạo các đơn vị Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng, đến công nhân và người nhặt rác giữa đêm giao thừa lạnh giá.Bà Châu Thị Mỹ Hoa kể, ngày 28.1 (nhằm 29 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), con gái bà đi học ở nước ngoài về, dọn nhà "từ A đến Z từ sáng sớm", dồn rác đến khoảng 20 giờ thì chồng bà mang rác ra ngoài.Khoảng 22 giờ, bà chuẩn bị cúng giao thừa thì sực nhớ đến chiếc ví da trắng, viền đen, trong đó chuẩn bị trang sức cho mẹ con mang tết, nhưng không còn trong ngăn kéo."Tôi hỏi ngay con ơi con vứt mất cái ví da đựng trang sức rồi hả, cả nhà chạy xuống chỗ tập kết rác ngoài đường. Một điểm rất quan trọng là chị lao công nhớ giúp chính xác thời điểm 20 giờ 30 có 1 xe lấy rác. Tôi được cho số anh Thành (Xí nghiệp môi trường Hải Châu), anh Tư (Trạm trung chuyển rác thải đường Lê Thanh Nghị), anh Đông (xe rác 36), chú Dũng (lái xe), anh Tiến (bãi rác Khánh Sơn)… mọi người đều rất trách nhiệm, nghe máy ngay và động viên tôi bình tĩnh; các đơn vị phối hợp xử lý công việc rất chính xác, tôi rất cảm động, tôi không nghĩ một mình tôi đơn phương đi tìm tài sản nữa, mà từ trên xuống dưới đều không màng bận rộn đêm giao thừa để giúp tôi", bà Hoa kể.Tình người lúc đó còn lớn hơn những viên kim cương tìm được.Nhờ phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời và nhịp nhàng, các đơn vị của Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng đã khoanh vùng, định vị, hướng dẫn bà quay ngược về điểm tập kết trước nhà để tìm kiếm, lần theo xe lấy rác số 36, còn con gái bà ở lại Trạm Lê Thanh Nghị để tìm trong số rác đang được ép tại trạm trung chuyển, chuẩn bị hoặc trên đường đưa lên bãi rác Khánh Sơn."Anh Tư dặn dò tôi kỹ càng, khối tài sản dù lớn nhỏ nhưng bãi rác rất lớn, tìm lại rất khó, xác định của đi thay người nên tôi phải bình tĩnh, hướng dẫn tôi nhờ những người nhặt rác hỗ trợ. Ở bất kỳ đơn vị nào, dù không liên quan nhưng mọi người đều nhiệt tình hội ý giúp tôi, vừa chở con gái tôi lên bãi rác vừa liên lạc nói xe đi trước đổ rác ở bãi riêng để tìm kiếm", bà Hoa xúc động kể.Lúc này bà Hoa cũng lên đến bãi rác, nhờ mọi người tìm giúp bao rác màu xanh, trong có 1 ví trắng đen."Tôi nhìn lên thấy cả núi rác chứ không phải là bãi nữa, đường lên gập ghềnh mù mịt, xe tải đi nườm nượp, tôi nghĩ không tài gì tìm được vật nhỏ như vậy. Nhưng anh em trên đó rất tình người, họ biết môi trường làm việc khắc nghiệt, mình không thể chịu được nên người đưa mũ cho tôi, người thì đưa áo ấm, con gái tôi mang dép nhựa, không có ủng thì mọi người rất lo lắng, dẫn bé men theo con đường tránh mẻ chai, vật nhọn. Trời ơi thương lắm luôn! Không ai nghĩ đến giao thừa, chỉ lo tìm giúp tôi, tình người lắm luôn. Tôi đứng khóc không phải vì mất tài sản mà vì cảm động quá! Tôi nói mọi người là tôi biết chắc không có cơ hội tìm được, gần như 0%. Tôi nói với anh Tiến ở bãi rác dù không tìm được tôi vẫn cảm ơn 1 triệu đồng/người cho khoảng 20 người tìm kiếm", bà Hoa kể.Người nhặt rác cũng đến động viên, nhiều người chia sẻ với bà Châu Thị Mỹ Hoa họ đã làm ở bãi rác Khánh Sơn 20 năm, chưa thấy ai tìm được tài sản giá trị lớn như vậy giữa biển rác, thời điểm lại cập rập, nên bà Hoa cũng cảm thấy an ủi, chúc mừng năm mới mọi người và ra về lúc 23 giờ 45 phút."Tôi vừa quay xe đi chưa thầy 100 m thì anh Tiến hét lớn qua điện thoại "cô ơi tìm được rồi", có lẽ ơn trên phù hộ. Lúc này đã qua thời khắc năm mới, tôi xin chuyển khoản cảm ơn nhưng anh Tiến khuyên mùng 1 tết không nên chuyển tiền vì sợ xui cho tôi, lúc này tôi khóc luôn vì không ngờ ai cũng không màng đến bản thân mà quan tâm và nghĩ cho tôi, nên tôi chuyển ngay để cảm ơn anh chị em giúp đỡ", bà Hoa kể.Cùng lúc này, lãnh đạo các đơn vị cùng đại diện ban giám đốc cũng đến chân bãi rác chúc mừng, cùng chung vui giây phút giao thừa cảm động, ý nghĩa và đáng nhớ nhất không chỉ trong suốt cuộc đời của bà Châu Thị Mỹ Hoa mà cả đội ngũ làm công tác môi trường đô thị."Trên tất cả, ngoài sự vi diệu, còn nhờ những thông tin chính xác và sự phối hợp xử lý từng tí thì mới góp phần tìm ra tài sản, quan trọng nhất là quy trình của Công ty CP Môi trường đô thị phải nói là cực kỳ tốt, anh em rất là trách nhiệm mới ra được như vậy, tôi xúc động lắm", bà Hoa kể.Những người giữ đình xứ Đoài: Dân anh - dân em và chuyện thánh đình Chàng
Thông tin được Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết tại hội nghị sơ kết thực hiện triển khai lớp học số do Sở này tổ chức vào sáng nay, 9.1. Năm học 2022-2023, lần đầu tiên TP HCM tổ chức thí điểm lớp học số môn tin học, tiếng Anh ở 2 trường tiểu học với mục đích giải quyết tình trạng thiếu giáo viên khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trường tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ) và Trường tiểu học Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi) là hai trường được chọn để thực hiện thí điểm từ học kỳ 1 năm học 2022-2023. Đây cũng là những trường có địa bàn xa trung tâm, thiếu giáo viên tin học và tiếng Anh nhưng lại khó tuyển dụng cũng như điều chuyển giáo viên từ các nơi khác do đặc thù là địa bàn ở vùng xa. Tổng cộng 104 tiết tiếng Anh và 62 tiết tin học đã được tổ chức bằng hình thức lớp học số tại 2 ngôi trường này.Từ học kỳ 2 của năm học 2023 - 2024, mô hình lớp học số được mở rộng đối tượng học sinh tham gia tiết học - gồm học sinh của 2 huyện Mường Khương và Si Ma Cai (Lào Cai). Trong đó, mô hình lớp học số giải quyết bài toán thiếu giáo viên các môn âm nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ, tin học tại các trường ở khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo…Lớp học số không chỉ được tổ chức với sự hỗ trợ của trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số thành phố ở tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM), Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi, TP.HCM), tỉnh Lào Cai (giáo viên dạy tại trường quay hiện đại tại thành phố, tương tác, kết nối trực tiếp với học sinh ở các điểm trường) mà còn được thực hiện theo mô hình 1-1. Tức là giáo viên dạy qua máy tính trực tuyến từ một trường học tại TP.HCM hỗ trợ một trường ở tỉnh bạn. Cách làm này có 14 giáo viên của 6 trường TP.HCM tham gia dạy, thực hiện 34 tiết. 8 trường tiểu học ở tỉnh bạn được hỗ trợ gồm Cao Văn Ngọc, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Tung Chung Phố, tỉnh Lào Cai và các trường ở tỉnh Điện Biên như thị trấn Mường Áng, Tả Sìn Thàng; Nậm Chua; Quảng Lâm; Phì Nhừ.Trong năm học 2024-2025 này, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục hỗ trợ triển khai lớp học số môn tiếng Anh cho một số trường ở các địa phương trên. Có 47 giáo viên của 8 trường tiểu học tham gia, thực hiện được 271 tiết học để hỗ trợ 8 trường ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tỉnh Lào Cai và tỉnh Điện Biên đã nêu ở trên.Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết trong thời gian tới TP.HCM tiếp tục hướng dẫn các trường tích cực phối hợp với phòng chuyên môn và trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số thành phố hỗ trợ, xây dựng các tiết dạy với đội ngũ giáo viên giỏi, nội dung có chất lượng cao nhất, sử dụng công nghệ tiên tiến để học sinh cảm thấy hứng thú trong học tập với nhiều phương pháp mới, năng động.Sở cũng sẽ có nhiều đợt đánh giá, góp ý, rút kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, chuyên môn giảng dạy và nền tảng hỗ trợ. Đồng thời làm sao để lớp học số không chỉ hỗ trợ học sinh tiểu học ở các địa phương khó khăn của TP.HCM và các tỉnh xa mà còn hỗ trợ chính các trường tiểu học ở các địa phương trên toàn thành phố đang thiếu các giáo viên tin học, mỹ thuật, âm nhạc, tiếng Anh…
Vừa vào GAM, Slayder liền được đi quốc tế
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng việc nghiên cứu sáp nhập tỉnh thành, bỏ cấp huyện là chủ trương phù hợp. Mô hình tổ chức chính quyền trên thế giới chú trọng xây dựng chính quyền 2 đầu mạnh là tỉnh mạnh và cơ sở (xã, phường) mạnh. Còn chính quyền trung gian ở giữa do chính quyền tỉnh đưa về một khu vực hoặc vùng nào đó thuộc một vài xã, phường để đại diện chính quyền tỉnh quản lý ở khu vực, cơ sở đó."Đây cũng là mô hình chính quyền tiến bộ, hiện đại hiện nay", GS Trần Ngọc Đường nói.*Ông đánh giá việc bỏ cấp huyện - một cấp chính quyền địa phương, có thuận lợi và khó khăn gì?GS Trần Ngọc Đường: Để đánh giá lợi, hại của việc bỏ cấp huyện cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, đồng thời để thực hiện cho tốt chủ trương này bởi lâu nay chính quyền địa phương chúng ta quen với mô hình 3 cấp (tỉnh, huyện, xã).Nhưng bước đầu tôi cho rằng, nếu bỏ cấp huyện cũng có nhiều thuận lợi. Thuận lợi thứ nhất sẽ tạo ra không gian tương đối rộng hơn để phát triển kinh tế - xã hội mà không bó hẹp trong quận, huyện nào đó. Đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực để phát triển.Thứ nữa, việc này thực hiện đúng chủ trương của Đảng là tinh giản để giảm tầng nấc trung gian, tăng ngân sách cho Nhà nước, bớt chi phí cho bộ máy của quận, huyện hiện nay cũng rất nhiều.Thêm vào đó, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì việc quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở là xã, phường thuận lợi hơn rất nhiều khi công nghệ thông tin phát triển.Tuy nhiên, việc này bước đầu cũng có thể tạo ra một số cản trở do nhận thức chưa đầy đủ nên nghi ngại, lo lắng về quản lý Nhà nước có thực hiện được không, chính quyền cấp trên, cấp dưới xa nhau như thế liệu có quan liêu hay không?Những nghi ngại này là từ thực tiễn và phải giải quyết. Do đó, cần tuyên truyền, giáo dục để có nhận thức thống nhất, thông suốt về việc nghiên cứu bỏ cấp trung gian quận, huyện.*Nếu bỏ cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc phân cấp, phân quyền?- Nếu bỏ cấp trung gian cấp huyện sẽ bỏ được việc phân cấp, phân quyền qua cấp huyện mà sẽ phân cấp, phân quyền thẳng từ cấp tỉnh xuống cấp xã, phường. Bỏ được một khâu trung gian đó sẽ giúp môi trường quản lý thông thoáng hơn, thuận lợi hơn.Trước đây triển khai vấn đề gì sẽ phải qua quận, huyện mới xuống xã, phường thì nay sẽ triển khai thẳng từ tỉnh, thành xuống xã, phường.*Với định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành, theo ông nên tiến hành theo hướng thế nào là phù hợp khi cả nước hiện nay có 63 tỉnh, thành?- Tôi cho rằng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, T.Ư cũng đã có nghiên cứu và có thể sẽ không còn 63 tỉnh, thành nữa mà sẽ nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành lại để tạo ra thế mạnh cho vùng, liên kết vùng tốt hơn.Trước đây có thời kỳ chúng ta chỉ có 38 tỉnh, thành thôi nhưng có thể sẽ còn gom nhỏ hơn nữa để tạo ra vùng có thế mạnh liên kết với nhau. Như tạo ra vùng vừa có biển, có rừng, đồng bằng - có thể hợp nhất một số tỉnh có biển với một số tỉnh không có biển để tạo thế mạnh về biển, tạo thành một vùng có thế mạnh rộng lớn.Tôi nghĩ rằng, Bộ Chính trị, T.Ư Đảng đã có nghiên cứu nhưng sẽ phải làm từng bước.*Khi nghiên cứu sáp nhập tỉnh thì nên tính toán như thế nào, khi hiện nay các tiêu chí sáp nhập đơn vị hành chính chỉ là dân số và diện tích?Tôi cho rằng khi nghiên cứu việc sáp nhập một số tỉnh, thành sẽ phải có các tiêu chí cụ thể để tạo sự đồng thuận cũng như động lực phát triển mạnh mẽ. Nếu không có tiêu chí mà cứ sáp nhập theo ý muốn chủ quan sẽ không được và còn có thể tạo ra vùng lủng củng.*Theo ông, thời điểm này đã là chín muồi để nghiên cứu sáp nhập tỉnh chưa?Thời điểm này đã là chín muồi, nhưng phải nghiên cứu từng bước. Nhất là sau khi nhập được bộ máy của T.Ư tốt, rồi chính quyền địa phương tốt thì làm bài bản chứ không làm theo ý muốn chủ quan được.Thời gian qua có ý kiến cho rằng việc chia tách đơn vị hành chính nhỏ quá sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, thậm chí cạnh tranh, triệt tiêu sự phát triển của nhau. Vì vậy, việc sáp nhập sẽ là một lợi thế để khắc phục tình trạng này và tạo ra động lực, không gian phát triển mạnh mẽ.Tuy nhiên, vấn đề tinh giản bộ máy, bỏ cấp huyện là vấn đề liên quan trực tiếp của con người mà những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích con người rất phức tạp nên phải làm bài bản, chuẩn bị công phu, cộng với quyết tâm rất lớn.Hiện nay không biết T.Ư chuẩn bị đến đâu nhưng quyết tâm của Đảng, Nhà nước là phải làm nhanh, mạnh để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới bắt đầu từ Đại hội XIV của Đảng. Như vậy, phải có cơ sở trước để bước vào có thể thực hiện được.
Ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất đông người dân, du khách đã đổ xô về trung tâm TT.Lao Bảo để tham quan, chụp ảnh với cặp đôi linh vật rắn đang rất “hot” trên mạng xã hội.Không chỉ người dân ở Lao Bảo mà còn có cả những du khách ở các huyện thị lân cạnh không quản ngại đường xa để lên vùng biên giới “check-in” với cặp linh vật rắn vô cùng đáng yêu."Tôi ở Đông Hà lên đây vì năm nay nghe Lao Bảo có một cặp linh vật rắn rất là đẹp nên từ sáng sớm đã lặn lội lên đây từ lúc 8 rưỡi ai ngờ lên thì đông quá, bon chén sáng giờ thì giờ mới chụp hình được, siêu đẹp luôn mọi người", chị Nguyễn Thị Trang (TP.Đông Hà) chia sẻ. Nhiều người dân đánh giá cao về vẻ đẹp ngoại hình của cặp đôi linh vật rắn cũng như ý nghĩa sâu sắc khi tượng trưng cho tình hữu nghị hai nước Việt – Lào.Bên cạnh tâm điểm là linh vật rắn, xung quanh khuôn viên cũng được trang trí cờ, hoa rực rỡ để người dân thỏa sức được tham quan, chụp ảnh, ghi lại những khoảnh khắc đoàn tụ, ấm áp với gia đình, bạn bè ngày đầu năm mới.Dự kiến, cặp đôi linh vật rắn sẽ thu hút từ 5.000 – 7.000 lượt khách ghé thăm và là địa điểm lý tưởng để người dân du xuân, đón tết.
Ba chị em ruột đám cưới cùng một ngày
Như vậy, trong tuần này thị trường khởi đầu với 3 phiên tăng mạnh liên tiếp với tổng mức tăng 201 USD, đưa giá đạt mốc lịch sử 3.559 USD/tấn. Tuy nhiên, 2 phiên cuối tuần giảm 160 USD. Kết quả tuần này thị trường vẫn duy trì đà tăng 41 USD/tấn và đây là tuần thứ 5 liên tiếp giá cà phê tăng.